Đây là chi bộ ra đời sớm nhất trong huyện, từ đây, hoạt động của chi bộ Tây Giang có ảnh hưởng nhất định đến các vùng Đông Nam của huyện Thăng Bình trong những năm 1936 – 1939.
Ảnh: Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh “Địa điểm thành lập chi bộ Tây Giang,
chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của huyện Thăng Bình
Sau khi chi bộ Tây Giang ra đời, các tổ chức biến tướng, các hội đọc sách, báo tiến bộ, các hội tương tế tiếp tục thành lập, những người yêu nước tham gia ngày càng đông đảo, nhận thức và ảnh hưởng chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối của Đảng trong các tầng lớp nhân dân ngày càng sâu sắc; nhiều hoạt động đấu tranh diễn ra khá sôi nổi. Tuy vậy, đến đầu năm 1938, địch tập trung khủng bố, một số tổ chức trên bị cấm hoạt động, nhiều người yêu nước và quần chúng trung kiên bị bắt nên chi bộ Tây Giang bể vỡ vào cuối năm 1938.
Mặc dù vậy, nhưng nhờ đã bám rể sâu trong quần chúng cùng với ảnh hưởng của các cuộc vận động dân chủ trước đó nên phong trào vẫn được giữ vững, hình thức đấu tranh được chuyển hướng từ bán công khai sang công khai và mang màu sắc chính trị, một số tổ chức biến tướng còn lại hoặc thành lập mới tích cực hoạt động, nhiều thanh niên được lựa chọn vào “Thanh niên phản đế cứu quốc đoàn” nên vào tháng 6/1940, chi bộ Quảng Đông được thành lập. Trong thời gian này, phong trào và các hoạt động phát triển mạnh mẽ, Bình Sa được cơ quan Tỉnh ủy Quảng Nam chọn làm chổ đứng và đồng chí Võ Chí Công cũng có thời gian hơn 10 năm được cơ sở bí mật nuôi dấu, trực tiếp hoạt động xây dựng phong trào.
Nhưng cách mạng tháng 8/1945 thành công chưa được bao lâu, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân Bình Sa lại một lần nữa đứng lên chống kẻ thù. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với ý chí cách mạng tiến công, nhân dân và lực lượng vũ trang Bình Sa đã nhiều lần tổ chức đánh Pháp càn quét, thu vũ khí đã gây tiếng vang và cổ vũ phong trào đánh Pháp trong huyện lúc bấy giờ.Từ những năm cuối 1946 đến 1954, trên mảnh đất Bình Sa diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, 4 lần hiệp xã, 3 lần chi bộ Đảng mở đại hội, chính quyền cách mạng, tổ chức Đảng, đoàn thể tiếp tục được củng cố, chính vì vậy nên các phong trào như: tăng gia sản xuất, tiết kiệm; tinh thần “nhừơng cơm, xẻ áo”; “Dân công hỏa tuyến”; bình dân học vụ; tòng quân nhập ngũ…được toàn dân tham gia tích cực, qua đó, Bình Sa đã góp phần làm phá sản chiến lược“Đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp.
Như vậy, trải qua 9 năm chống thực dân Pháp, Bình Sa đã cống hiến cả sức người, sức của vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, góp phần cùng cả nước làm nên một Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Nhưng thời gian không lâu, với mưu đồ đen tối, đế quốc Mỹ lại hất cẳng Pháp và chính thức xâm lược Việt Nam, dựng lên chính quyền bù nhìn tay sai Ngô Đình Diệm nhằm mục đích “tiêu diệt phong trào yêu nước của nhân dân ta, thôn tính miền Nam, chia cắt lâu dài Việt Nam…”. Thế là từ đây, cùng với cả miền Nam, cả tỉnh, nhân dân Bình Sa lại bước vào cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa thực dân mới đầy cam go, ác liệt. Nhân dân Bình Sa vẫn được nung nấu; hàng chục gia đình là cơ sở bí mật cùng với đội du kích B đã thường xuyên nuôi dấu cán bộ Đội công tác xã về hoạt động trong vùng địch tạm thời kiểm soát kể từ cuối năm 1969 đến tháng 3/1975, có những lần bị lộ, nhiều cơ sở bị địch bắt khảo tra, tù đày nhưng vẫn một lòng, một dạ trung thành với cách mạng nên phong trào vẫn tồn tại và phát triển đến ngày quê hương giải phóng. Đến đầu năm 1974, cục diện chiến trường miền Nam chuyển biến tích cực, Bộ Chính trị đề ra chủ trương giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trên địa bàn tỉnh và huyện đã dồn dập tiến công địch ở nhiều nơi, đến giữa tháng 3/1975, chủ trương giải phóng vùng Đông huyện Thăng Bình được triển khai. Đúng như dự định, 18h ngày 16/3/1975, lực lượng bộ đội tỉnh, huyện cùng Đội công tác xã xuất quân tiến về vùng Đông. Đến 5h ngày 17/3/1975, được các đồng chí Đội công tác dẫn đường về Bình Sa, lực lượng ta nổ súng, tổ chức đánh địch phản kích, đến chiều tối ngày hôm sau, bộ máy chính quyền xã cùng 6 trung đội Nghĩa quân và gần 700 nhân dân tự vệ tan rã, bỏ chạy, xã Bình Sa hoàn toàn giải phóng vào ngày 19/3/1975. Đây là sự kiện quan trọng, một mốc son chói lọi, góp phần thắng lợi vào chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Đất nước được hoàn toàn giải phóng, vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh tàn khốc, nhân dân Bình Sa lại xông pha vào trận tuyến mới, trận tuyến tuy không tiếng súng nhưng đầy gian nan, thử thách. Trong khi Bình Sa vốn là một vùng đất nghèo lại phải gồng gánh thêm hậu quả chiến tranh nặng nề; hàng trăm ha ruộng, đất hoang hóa và loang lỗ những hố bom; hàng ngàn quả bom, mìn còn nằm sâu trong lòng đất; cơ sở vật chất thiếu thốn trăm bề; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, các đối tượng chính sách và xã hội vô cùng khó khăn; ốm đau thiếu thầy, thiếu thuốc; an ninh, chính trị, trật tự-an toàn xã hội diễn biến phức tạp; đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa ít, vừa chưa có kinh nghiệm trong lãnh đạo, xây dựng kinh tế...
Trải qua 48 năm sau ngày giải phóng, 37 năm đổi mới Bình Sa từ vùng đất khô cằn đầy nằng và gió, hậu quả chiến tranh để lại, giờ đây như được hồi sinh khoác lên mình một chiếc áo mới làm thay da đổi thịt. Với sự quan tâm của huyện đã đầu tư nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh như điện, đường, trường, trạm, giao thông, thủy lợi…nhờ đó mà đời sống của nhân dân được thay đổi. Theo báo cáo tổng kết năm 2022 của Đảng ủy xã cho thấy: Tổng giá trị sản xuất ngành kinh tế trong năm 2022 đạt 303.4 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thu nhập bình quân đầu người 50,2 triệu đồng/ người. Các hoạt động VHVN, TDTT công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được chú trọng; chất lượng dạy và học được nâng lên. Công tác xây dựng Đảng xây dựng hệ thống chính trị được tăng cường, Đảng bộ xã được Ban Thường vụ huyện ủy đánh giá Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Năm 2023 thực hiện sơ kết nữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 – 2025, các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội đề ra đến ra cơ bản đã đạt 50% so với Nghị quyết, đó là tiền đề để Bình Sa tiếp tục phát triển trong thời gian đến./.