Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, là biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Khiếu nại, tố cáo là một kênh thông tin khách quan phản ánh việc thực thi quyền lực của bộ máy nhà nước, phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức. Do đó, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo không những có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước, mà còn thể hiện mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Vì vậy, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là một vấn đề được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Để việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật, góp phần phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 6/3/2002 về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay. Đồng thời để hạn chế thấp nhất tình trạng đơn thư khiếu nại vợt cấp xảy ra, giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng không để kéo dài tạo lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, mới đây nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Quy định số Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/02/2019 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về Quy định trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh kiến nghị của dân; chuyên đề 2019 của học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là “xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chăm lo đời sống nhân dân”.
Đồng chí Trần Ngọc Thọ (Bí thư Đảng ủy-Chủ thịch HĐND xã chủ trì tiếp công dân và giải quyết kiến nghị của công dân.
Từ thực trạng trên, nhận định tình hình khiếu nại, tố cáo trong thời gian tới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Chủ trương hiện nay của Đảng, Nhà nước ta là phải nỗ lực hơn nữa trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, quan tâm giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng và kịp thời giải quyết các vụ việc mới phát sinh, không để công dân bức xúc kéo đi khiếu nại, tố cáo của công dân, không để kẻ xấu xen vào lợi dụng kích động gây rối. Đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cấp bách nhằm góp phần giữ vững ổn định an ninh - trật tự xã hội, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội cũng là thước đo chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cán bộ, công chức. Để nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo cần triển khai thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Thứ nhất, đề cao trách nhiệm, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, trước hết là vai trò lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý điều hành của chính quyền của người đứng đầu, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền
Thứ hai, Người đứng đầu cấp ủy chính quyền phải chấn chỉnh công tác tiếp công dân, thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp dân, bố trí cán bộ có đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm, phẩm chất đảm nhiệm công tác tiếp dân. Những vụ việc phức tạp người đứng đầu phải đích thân tiếp dân, đối thoại với công dân và trực tiếp chỉ đạo giải quyết với tinh thần "giải quyết để bảo đảm yên dân chứ không giải quyết xong việc".
Thứ ba, Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tập trung vào những nơi có nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp, đông người, phức tạp; chất lượng, hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo thấp, bên ạnh đó làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, kiến nghị chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém, xử lý công khai, nghiêm minh những cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, vi phạm pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương, tăng cường hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thứ tư, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân; tăng cường vận động, thuyết phục công dân chấp hành pháp luật. Đối với các trường hợp lợi dụng khiếu nại, tố cáo để kích động, gây rối thì phải tiến hành làm rõ, xử lý nghiêm minh theo pháp luật
Thứ năm, Phát huy vai trò của tổ hòa giải cơ sở; làm tốt công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò của nhân dân trong việ tham gia giám sát và phản biện xã hội trong việ tham gia góp ý xây dựng Đảng, Chính quyền. Có như vậy thì tình hình khiếu nại, tố cáo của nhân dân ngày một giảm dần; chính trị ổn định thì mới có điều kiện để phát triển kinh tế./.