Trên địa bàn xã Bình Sa, có 3 tôn giáo chính là Phật giáo, Cao Đài và Công giáo. Đối với Phật giáo: Hiện nay, toàn xã có 1 cơ sở thờ tự Chùa Pháp Nguyên với Ban hộ tự chùa 8 vị, có 91 phật tử đang sinh hoạt tại chùa; ngoài ra có 55 phật tử đang sinh hoạt tại Chùa Bình Triều. Đối với Cao đào sinh hoạt tại thánh thất Hưng Đông – Bình Nam với 93 đạo hữu; Thánh thất Hưng Mỹ - Bình Triều với 4 đạo hữu. Đối với Công giáo có 40 người theo đạo chủ yếu sinh hoạt tại Giáo xứ Bình Phong – Bình An. Nhìn chung trong thời gia qua nguồn lực tôn giáo tích cực tham gia thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Ảnh: Lãnh đạo địa phương thăm Chùa Pháp Nguyên nhân dịp Lễ Phật đản
Trong phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, các tín đồ tôn giáo đã đoàn kết giúp đỡ nhau về vốn và kinh nghiệm sản xuất, áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp, phát triển mô hình kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao, mang lại thu nhập. Đời sống giáo dân ngày một cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm, không còn hộ đói, số hộ khá giàu chiếm tới hơn 80%. Kinh tế phát triển, giáo dân có điều kiện đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và nhiều công trình công cộng khác. Cơ sở thờ tự (Chùa Pháp Nguyên) được xây dựng khang trang, sạch đẹp.
Các hội, đoàn thể trong xã thực hiện nhiều hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác đoàn kết, tập hợp tín đồ tôn giáo tham gia phát triển kinh tế, giữ gìn khối đại đoàn kết dân tộc.
Thời gian qua, các tổ chức tôn giáo trên địa bàn xã Bình Sa ngày càng làm tốt công tác vận động chức sắc, chức việc, tín đồ chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; đồng thời, các tổ chức tôn giáo là một kênh truyền thông quan trọng, góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống và đến với đồng bào có đạo nhanh và hiệu quả. Các tổ chức tôn giáo đều xây dựng và duy trì đường hướng hành đạo gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, như: Phật giáo với đường hướng “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”; các tổ chức Tin Lành với đường hướng “Sống Phúc âm, Phụng sự Thiên chúa, Phục vụ Tổ quốc và Dân tộc”; các hệ phái Cao Đài với đường hướng “Nước vinh, Đạo sáng. Chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo tích cực hưởng ứng và tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; xây dựng mô hình “Khu dân cư không rải vàng mã khi đưa tang”; phong trào “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Thực hiện phát động treo cờ Tổ quốc được các tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc và tín đồ đều hưởng ứng tích cực. Các tổ chức tôn giáo đã chủ động, tích cực hướng dẫn gia đình các tín đồ treo cờ Tổ quốc vào dịp các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị, Tết cổ truyền của dân tộc và sự kiện quan trọng của các tổ chức tôn giáo; tự nguyện, tự giác treo cờ Tổ quốc tại cơ sở tôn giáo và tại gia đình. Ở nhiều nơi, tôn giáo đóng vai trò góp phần từng bước nâng cao tính tự quản của cộng đồng, ý thức trách nhiệm công dân, góp phần bài trừ các tập tục lạc hậu, tăng cường đoàn kết trong nhân dân, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở vùng đồng bào các tôn giáo.
Bên cạnh đó tôn giáo cũng đã chủ động đề xuất và tích cực tham gia các mô hình phòng, chống và khắc phục thiên tai, các hoạt động chống biến đổi khí hậu, nhiều mô hình tốt, cách làm hay đã được thực hiện và nhân rộng, góp phần tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức, làm thay đổi thái độ, hành vi, thói quen của người dân trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. “Chức sắc, chức việc các tôn giáo có vai trò then chốt trong hướng dẫn, vận động, khuyên bảo tín đồ chăm chỉ làm ăn, chấp hành tốt pháp luật, tránh các tệ nạn xã hội, chấp hành các quy định ở địa phương, xây dựng tình làng nghĩa xóm, tôn trọng và đoàn kết các tôn giáo, dân tộc. Chính những điều đó đã tạo nên sự ổn định, gắn kết, sức mạnh nội tại trong cộng đồng tôn giáo và làm cho tôn giáo luôn có vị trí nhất định trong đời sống xã hội”.
Hơn 279 tín đồ các tôn giáo trên địa bàn xã là nguồn nhân lực quan trọng có nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, các tín đồ tôn giáo đã đoàn kết, giúp đỡ nhau về vốn và kinh nghiệm sản xuất, áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất. Thông qua các sinh hoạt tôn giáo, chức sắc, chức việc đã góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đồng bào có đạo biết cách làm giàu, vươn lên thoát nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Kinh tế phát triển, đồng bào có đạo có điều kiện đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và nhiều công trình công cộng khác. Bên cạnh đó, các tổ chức tôn giáo cũng đóng góp nguồn lực quan trọng, đồng hành cùng với địa phương trong công tác an sinh xã hội, giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo, tiêu biểu như Chàu Pháp Nguyên hằng năm nhân dịp Lễ Phật đản đã tằng quà cho hộ nghèo, trao phương tiện cho học sinh nghèo. Trong đại dich Covd-19 vừa qua thông qua kêu gọi của UBMTTQ xã các tín đồ tôn giáo đã hỗ trợ nhu yếu phẩm để giúp người dân bị ảnh hưởng của đại dịch vượt qua khó khăn ổn định cuộc sống; tham gia tiêm văcxin Covid-19; phòng chống dịch sốt xuất huyết; tham gia cài đặc mã định danh, điện tử…
Những hoạt động của các tổ chức, cá nhân tôn giáo đã góp phần làm đa dạng việc huy động các nguồn lực xã hội; chia sẻ gánh nặng với chính quyền địa phương, với Nhà nước và xã hội, lan tỏa tinh thần “tương thân, tương ái” sâu sắc trong cộng đồng.
Cùng với sự đồng hành của tôn giáo cho sự phát triển kinh tế - xã hội của xã Bình Sa, thì mối quan hệ giữa địa phương và các tôn giáo luôn luôn gắn kết; thông qua các ngày Lễ, Tết địa phương luôn quan tâm thăm hỏi động viên, giặp mặt nhằm nắm bắt tâm tư nguyên vọng của các tín đồ tôn giáo, từ đó xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
Mỗi tôn giáo tại Việt Nam, dù có đức tin, hệ thống giáo lý, giáo luật khác nhau, nhưng cùng có điểm tương đồng ở tinh thần dân tộc, trong phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”. Các tổ chức tôn giáo không chỉ lưu giữ, bồi đắp và làm phong phú những giá trị truyền thống văn hóa, mang giá trị nhân văn, đạo đức có ảnh hưởng tích cực trong đời sống xã hội; mà còn cụ thể hóa các giá trị đó thành những hành động thiết thực cứu người, giúp đời; góp phần tạo nên sự phong phú, đặc sắc của văn hóa truyền thống dân tộc. Tôn giáo trên địa bàn xã Bình Sa không chỉ là một thành tố của văn hóa mà còn thực sự là một nguồn lực quan trọng góp phần phát triển – xã hội của địa phương. Tín đồ các tôn giáo luôn là một bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng dân cư, góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.