Xác định vị trí, tầm quan trọng của công tác dân vận, những năm qua, hệ thống chính trị của xã đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, với nhiều cách làm hay, sáng tạo và mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác dân vận trên địa bàn xã Bình Sa. Qua đó, tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân; giữ ổn định tình hình, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Nhằm cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động của Đảng bộ xã thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới; quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, Đảng ủy đã tập trung lãnh đạo cả hệ thống chính trị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đẩy mạnh các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, phong trào thi đua “Dân vận khéo”; thực hiện tốt phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”, phát huy tính tự chủ, khơi dậy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sức mạnh nội lực của Nhân dân.
Ảnh: Buổi làm việc của Khối dận vận, MT, các đoàn thể trong việc vận động Nhân dân hiến đất, cây cối để thi công dự án đường Bình Sa – Bình Tú (Thôn Châu Khê).
Trong thời gian qua, công tác dân vận trên địa bàn xã Bình Sa đã góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn, nhất là công tác dân vận trong giải phóng mặt bằng, tái định cư để thu hút các dự án đầu tư, vấn đề giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề cho nông dân đạt được kết quả tích cực.
Từ đó, kinh tế - xã hội xã tiếp tục có bước phát triển khá, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên, tốc độ tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm 2023 đạt 339 tỷ đồng, đạt 93% so với kế hoạch năm; tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 8.263.398.570 đồng, đạt 85 % so với dự toán giao. Trong đó thu thuế và các khoản vận động tính đên ngày 20/8/2023 là 159.778.000 đồng, đạt 92 % kế hoạch. Tổng chi ngân sách 9 tháng đầu năm 6.773.289.000 đồng, đạt 78%. Văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được tăng cường hoàn thành công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 sau 5 năm đối với trường Mẫu Giáo, trường tiểu học Trần Phú xây dựng mức 1. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được chú trọng. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai thực hiện sâu rộng. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Đảng ủy luôn quan tâm chỉ đạo công tác xây dựng mô hình gắn với công tác dân vận, Đảng ủy đã ban hành Công văn số 52 -CV/ĐU, ngày 04 tháng 01 năm 2023 về lãnh đạo, chỉ đạo mô hình Dân vận khéo; Kế hoạch số 30- KH/ĐU, ngày 16 tháng 5 năm 2023 về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn xã đến năm 2025 và những năm tiếp theo. Từ đó nâng cao hiệu quả phong trào “Dân vận khéo” cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, MTTQ, và các tổ chức chính trị - xã hội đã quan tâm hơn đến phong trào, một số mô hình được chú trọng triển khai xây dựng. UBND xã đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác dân vận của chính quyền trong công tác cải cách hành chính, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của tổ chức và công dân; ứng dụng công nghệ thông tin; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi; công khai, minh bạch thông tin. Nâng cao đạo đức công vụ, ý thức, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”. Đặc biệt năm 2023, Đảng ủy xã Bình Sa đã chỉ đạo Khối dân vận xây dựng mô hình Dân vận khéo “Chi bộ 4 tốt, đảng viên 4 tốt”. Bên cạnh đó Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đã chủ động cụ thể hóa xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong từng tổ chức. Thông qua phong trào thi đua “Dân vận khéo”, Mặt trận và các đoàn thể đã có nhiều mô hình đổi mới nhằm hỗ trợ hội viên, đoàn viên thoát nghèo bền vững cũng như xây dựng môi trường cộng đồng xanh, sạch, đẹp. Mặt trận Tổ quốc và các ngành, đoàn thể đã gắn được nội dung thi đua “Dân vận khéo” với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” một cách thiết thực, có hiệu quả với sự tham gia có trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân. Việc tổ chức đăng ký xây dựng mô hình “Dân vận khéo” đã gắn được với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhất là việc thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới; các mô hình, điển hình đã có tác dụng tuyên truyền, cổ vũ đối với phong trào tại địa phương.
Trong năm 2023 xã Bình Sa có nhiều dự án trọng điểm được triển khai thi công trên địa bàn xã như dự án Cầu Bình Sa – Bình Hải; dự án đường nối Võ Chí Công đi Đông Quế Sơn; Quốc lộ 1A; nâng cấp đường Bình Sa – Bình Tú…. Việc các dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn xã đã có nhiều tác động đến sự phát triển KT-XH, đời sống người dân. Nhưng bên cạnh đó có rất nhiều hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án nếu không có sự đồng thuận của người dân thì việc triể khai các dự án gặp rất nhiều khó khăn. Xác định rõ tầm quan trọng đó nên Đảng ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động để người dân chấp thuận thi công dự án, đến nay cơ bản người dân đã nhận đền bù, bàn giao để thi công dự cán. Những dự án không có đền bù (như dự án nâng cấp tuyến đường Bình Sa – Bình Tú) có 37 hộ dân, 1 nhà thờ bị ảnh hưởng người dân đã hiến hơn 432.cây cối, 933m2 đất, 210 m tường rào, di dời 4 mộ để xúc tuyến đầu tư xây dựng.
Qua đánh giá, rà soát đến nay trên địa bàn xã có 12 mô hình dân vận khéo được UBND xã ra Quyết định công nhận, trong đó:
Trên lĩnh vực phát triển kinh tế có 03 mô hình: Trong đó vận động nhân dân trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; xây dựng trang trại, gia trại, phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ... nhằm phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, khuyến khích sản xuất, kinh doanh giỏi, làm giàu chính đáng. Phong trào đã đi vào các lĩnh vực mới, từ đó góp phần nâng cáo thu nhập, làm giàu chính đnags của Nhân dân.
Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội có 06 mô hình, chủ yếu tập trung vận động nhân dân tích cực đóng góp xây dựng cơ sở vật chất và các thiết chế văn hoá, thực hiện văn hóa trong việc cưới, việc tang, các hoạt động nhân đạo từ thiện, an sinh xã hội... từ đó đã thúc đẩy phong trào thi đua xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư ngày càng hiệu quả thiết thực, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.
Trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh có 02 mô hình, với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả đã nắm chắc tình hình nhân dân, xây dựng lực lượng cốt cán, kịp thời đề xuất xử lý có hiệu quả các vụ việc phức tạp ở cơ sở; khơi dậy truyền thống yêu nước, phát huy tinh thần trách nhiệm, quyền làm chủ của nhân dân trong chấp hành tốt các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, giữ vững quốc phòng - an ninh và cuộc sống bình yên của nhân dân trên địa bàn xã.
Trên lĩnh vực xây dựng xây dựng Đảng có 01 mô hình, điển hình “Dân vận khéo” đã gắn với việc xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh.
Để tăng cường công tác dân vận nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cần tiếp tục thực hiện tốt một số việc sau đây:
Một là, đẩy mạnh triển khai sâu rộng, có hiệu quả và thiết thực phong trào thi đua “Dân vận khéo”, gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh và trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao; thực hiện tốt Luật Quy chế dân chủ ở cơ sở; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững quốc phòng - an ninh, phấn đấu hoàn thành toàn diện kế hoạch kinh tế - xã hội đã đề ra.
Hai là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị về phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 về công tác dân vận, đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/06/2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khoá XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị được ban hành theo Quyết định số 23-QĐ/TW, ngày 30/7/2021 của Bộ Chính trị.
Ba là, tăng cường kiểm tra, giám sát chú trọng công tác xây dựng các mô hình “Dân vận khéo” có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực. Nhân rộng những mô hình sáng tạo, cách làm hay và hiệu quả và các việc khó, khâu khó trên địa bàn như công tác đền bù, giải phóng mặt bằng; khắc phục tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp.
Bốn là, tổ chức bình xét, khen thưởng, các ban, ngành đoàn có cách làm hay sáng tạo trong việc xây dựng mô hình. Tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm, nhân diện mô hình, điển hình “Dân vận khéo”; tổ chức kiểm tra, đánh giá, biểu dương, khen thưởng mô hình, điển hình tiêu biểu để nhân rộng trên địa bàn.
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Dễ trăm lần không Dân cũng chịu, khó vạn lần Dân liệu cũng xong “Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Dân vận là phương thức, hình thức tập hợp mới trong công tác vận động quần chúng, phù hợp với yêu cầu phát triển xã hội hiện đại. Làm tốt công tác dân vận là tạo điểm nhấn trong công tác dân vận, nên từ nội dung, phương thức phải thực sự thiết thực và mang lại hiệu quả. Do đó, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, mà nòng cốt là từ đảng viên, người có uy tín trong cộng đồng, các tổ dân vận cơ sở... nhằm tạo nền tảng vững chắc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương./.