Một số chân ruộng dọc ven sông Trường Giang trên địa bàn xã bị nhiễm mặn không thể sản xuất lúa hơn nữa tình hình người dân bỏ hoang ruộng đất rất nhiều đây là xu hướng chung không chỉ riêng đốt với xã Bình Sa mà hầu hết các xã khác trên địa bàn huyện Thăng Bình. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng, hạn chế tình trạng bỏ hoang ruộng đất, nhất là chân ruộng sâu, nhiễm phèn Bình Sa đưa cây sen vào trồng kết hợp với nuôi cá, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Tiên phong trong việc chuyển đổi cây trồng đưa cây sen vào trồng thử nghiệm đó là các hộ nông dân Châu Văn Tống, Nguyễn Thái ở thôn Châu Khê đã trồng 2 ha; hộ anh Trần Văn Hải và anh Trịnh Văn Năm ở thôn Bình Trúc trồng 2ha. Nhìn chung cây sen sinh trưởng tốt, không thua kém gì sen ở một số địa phương khác. Theo anh Tống, sen là loại cây dễ trồng, tốn ít công chăm sóc, tỷ lệ hao hụt thấp, chỉ mất chi phí đầu tiên cho lần xuống giống, sau đó chỉ chăm sóc bón phân và thu hoạch, sen không kém đất trồng và trồng được nhiều diện tích đất nông nghiệp trũng lầy, chua phèn, sản xuất lúa kém hiệu quả . Riêng hộ gia đình anh Hải và anh Năm trồng 2 ha sen kết hợp với nuôi các loại cá nước ngọt như trắm đen, mè, chép. Như ước tính của anh Tống, trồng sen kết hợp thả cá cho thu nhập cao gấp 5 đến 7 lần so với trồng lúa và nhiều lần so với các cây trồng khác. Sen được trồng 1 vụ/ năm, bắt đầu từ tháng 2 và sau 4 - 6 tháng có thể cho thu hoạch. Sen nở rộ vào tháng 6 đến tháng 8. Hiện tại thị trường sen đang dễ bán, các thương lái tìm đến thu mua tận nơi. Đầu vụ giá sen hạt khoảng 40.000 nghìn đồng/kg, cuối vụ khoảng 25.000 đồng/kg. Anh Tống cho biết mỗi ha lãi ròng khoản 40 triệu đồng, chưa kể nguồn thu từ cá trong ao.
Gia đình anh Châu Văn Tống đang thu hoạch sen
Nhằm đẩy mạnh việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, xã Bình Sa đã đưa ra chủ trương, nghị quyết về nông nghiệp như tập trung tích tụ ruộng đất, chuyển một số hiện tích lúa cho năng suất thấp sang trồng các loại cây trồng cạn như đậu phộng, mè… nhưng đối với một số diện tích chân ruộng sâu, nhiễm phèn thì việc đưa cây sen vào trồng có hiệu quả khinh tế đồng thời khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Cây sen đang là loại cây trồng rất phù hợp cho các vùng đất trũng, mở ra hướng chiến lược trong phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập từ cây trồng trên một đơn vị diện tích, nhằm tạo nguồn thu cho người dân vừa hạn chế tình trạng hoan hóa ruộng đất./.