Là một xã vùng đông của huyện Thăng Bình, hơn 70% dân số sống chủ yếu là nông nghiệp, sản xuất phụ thuộc vào nước trời là chính, đất đai bạc màu. Từ khi xây dựng tuyến đường Võ Chí Công giai đoạn 1, rồi đường Võ Chí Công đi Đông Quế Sơn, Đường Võ Chí Công nối Quốc Lộ 1A; rồi các dự án Cầu Bình Sa – Bình Hải (Cầu Tây Giang); đường Bình Sa – Bình Tú, dự án nạo vét sông Trường Giang…tạo nên liên kết vùng, từ đó bộ mặt vùng nông thôn của xã Bình Sa đã có sự thay đổi đáng kể.
Ảnh: Đường Võ Chí Công (điểm nối từ đường Võ Chí Công đi Đông Quế Sơn và nối QL1A)
Xác định hạ tầng là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thời gian qua từ sự quan tâm của cấp trên, địa phương đã tập trung lồng ghéo sử dụng có hiệu quả các nguồn. Đến nay cơ sở hạng tầng phục vụ dân sinh như đường GTNT, kênh mương nội đồng được đầu tư xây dựng phục vụ cho sản xuất và đi lại của nhân dân. Điều đáng chú ý nhất là huyện Thăng Bình tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch xây dựng vùng huyện Thăng Bình, giai đoạn đến năm 2030 từ đó tạo đà cho sự phát triển chung của huyện trong đó có xã Bình Sa. Bên cạnh đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn thì y tế ,giáo dục được chú trọng đầu tư đồng bộ, đã tạo nên dấu ấn mới cho vùng nông thôn của xã Bình Sa, làm nền tảng sức bậc mới làm thay đổi diện mạo nông thôn, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt.
Ông Châu Quang Anh – Chủ tịch UBND xã cho biết “từ khi huyện, tỉnh có chủ trương đầu tư xây dựng các công trình trên địa bàn xã thông qua công tác tuyên truyền vận động nhân dân đã chấp hành bàn giao mặt bằng để thi công các dự án. Đây mới chỉ là bước đầu nhưng hứa hẹn nhiều tiềm năng, lợi thế để xã Bình Sa phát triển trong tương lai. Đặc biệt từ khi tuyến đường Võ Chí Công được xây dựng hoàn thiện và đưa vào sự dụng đã tạo động lực để Bình Sa phát triển”.
Quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Đảng bộ xã Bình Sa là tập trung đẩy mạnh nguồn lực hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ đảm bảo kết nối liên thông trong giao thông. Địa phương sẽ tranh thủ sự hổ trợ của cấp trên để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, bên canh đó tập trung làm tốt công tác quản lý hiện trạng, quản lý mặt bằng, vận động, động viên các tầng lớp nhân dân chấp thuận bàn giao mặt bằng khi thi công các dự án. Đồng thời giải quyết các vướn mắt phát sinh, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân.
Bên cạnh đó công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, việc sắp sửa đầu tư trường THCS Chu Văn An 7 tỷ đồng từ nguồn vốn của huyện Thăng Bình và huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) là huyện kết nghĩa với huyện Thăng Bình đã tạo điều kiện cho ngành giáo dục phát triển nâng cao chất lượng giáo dục; công tác khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân được chú trọng; đẩy mạnh phục dựng các di sản văn hóa, các lễ hội truyền thống; tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp, nâng cao chất lượng hàng hóa sản xuất đặc biệt là quan tâm xây dựng các sản phẩm ocop; chú trọng giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.…Từ đó đảm bảo cuộc sống của nhân dân. Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh, huyện là động lực quan trọng để Bình Sa phát triển. Trên cơ sở phát huy những tiềm năng, lợi thế, với sự đồng lòng, quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân sẽ tạo nên thế và lực mới để Bình Sa phát triển toàn diện trong tương lai./.