Tuy sản phẩm măng tây có giá và nhu cầu thị trường khá lớn nhưng nguồn cung của người dân quá ít nên không thể đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nhưng xây dựng mô hình trồng cây măng tây thì cần nguồn vốn đầu tư ban đầu rất lớn, phải có hệ thống tưới tự động và mua giống ban đầu. Anh Dũng nhận thấy cây măng tây trồng trên vùng đất như Điện Bàn phát triển tốt ắt hẳn trồng trên vùng đất như Bình Sa thì vẫn trồng được, nên năm 2019 anh quyết định đầu tư nguồn vốn của gia đình để trồng trên 4 ha đất của gia đình anh.
Dù đã có thời gian nghiên cứu, học tập mô hình và được trực tiếp hướng của những người dân đã trồng, nhưng khi bắt tay vào trồng cây măng tây, anh Dũng gặp không ít khó khăn. Cây măng tây đã được trồng nhiều trên cả nước, sinh trưởng và phát triển được trong điều kiện thời tiết khác nhau. Tuy nhiên, khi áp dụng mô hình trồng cây thực phẩm này trên đất Bình Sa thì gặp phải trở ngại. Đặc thù về điều kiện tự nhiên ở miền trung là nắng hắt, khô hạn cây măng tây thường bị bệnh khô vằn lá nên thời gian thu hoạch bị chậm trễ, thay vì 6 tháng thì phải đến gần 8 tháng anh Dũng mới có thể thu hoạch lứa đầu tiên. Một khó khăn nữa mà bất kỳ một người dân nào tham gia làm kinh tế cũng gặp đó là phải dành quỹ thời gian nhiều để chăm vườn.
Hiện tại, anh Dũng trồng khoảng 400 gốc măng tây trên diện tích 4 ha đất, cây măng tây phát triển tốt, phù hợp với thổ dưỡng. Theo tính toán của anh Dũng thành phẩm mỗi ngày anh thu hoạch trên 10 kg, cung cấp chủ yếu cho thị trường thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế. Với giá bán như hiện nay khoảng 80 nghìn đồng/kg, mỗi tháng, anh thu về khoảng 24 triệu đồng. Ngoài ra, anh còn giúp đỡ một hộ dân có mong muốn trồng cây măng tây về kỷ thuật và giống.
Mô hình cây măng tây của anh Võ Văn Dũng, phát tiển tốt
Với tình hình bà con nông dân bỏ hoang ruộng, đất như hiện nay thì việc đưa loại cây măng tây vào trồng là điều kiện tốt nhất vừa hạn chế việc ruộng đất bỏ hoang, vừa tăng thu nhập cho người dân, giải quyết một số lao động nông nhàn. Nhưng vấn đề khó nhất hiện nay là nguồn vốn ban đầu để đầu tư trồng, do vậy rất cần sự hỗ trợ của nhà nước, hơn nữa vai trò HTX của địa phương cần phát huy thì việc phát triển cây măng tây trên vùng cát mới có thể là giải pháp tốt nhất và đây cũng là một loại sản phẩm có thế mạnh mà địa phương chúng ta cần tính toán khi tham gia và đưa sản phẩm vào chương trình ocop “Mỗi xã một sản phẩm”.