1. Mô hình “Không rãi vàng mã khi đưa tang” của UBMTTQVN xã
Đầu năm 2017 thông qua hướng dẫn cụ thể hóa Đề án 04 của Ban thường trực UBMTTQ Việt Nam huyện Thăng Bình về xây dựng các mô hình hoạt động, hiệu quả và thiết thực để góp phần thực hiện 5 nội dung cuộc vận động xây dựng nông thôn mới tại địa phương. UBMT xã đã đưa vào chương trình phối hợp thống nhất hành động năm 2017 để triển khai thực hiện. Xác định rõ chọn xây dựng mô hình “không rãi vàng mã khi đưa tang” trên 6 khu dân cư toàn xã, đồng thời có sự vào cuộc của 7 tộc đạt tộc văn hóa năm 2016 và 3 tộc có tộc ước, làm nòng cốt trong vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức về thực hiện mô hình này.
2. Mô hình “Thắp sáng đường quê” của Đoàn Thanh niên xã
Sau khi đăng ký mô hình dân vận khéo “Thắp sáng đường quê”, Đoàn xã đã tổ chức triển khai lắp đặt hệ thống “Thắp sáng đường quê” và phát động sâu rộng đến các đoàn viên thanh niên trong toàn xã.
Kết quả đã thực hiện lắp đặt 270 bóng điện “Thắp sáng đường quê” với tổng chiều dài 10.700m và tổng kinh phí là 70.000.000 đồng. Cụ thể như sau: Thôn Tiên Đỏa: 60 bóng điện, chiều dài 2.200m, kinh phí 15.000.000 đồng. Thôn Châu Khê: 50 bóng điện, chiều dài 1.900m, kinh phí 13.000.000 đồng. Thôn Bình Trúc: 65 bóng điện, chiều dài 3000m, kinh phí 17.000.000 đồng. Thôn Tây Giang: 50 bóng điện, chiều dài 1.900m, kinh phí 13.000.000 đồng. Thôn Cổ Linh: 45 bóng điện, chiều dài 1.700m, kinh phí 12.000.000 đồng. Nhìn chung, mô hình “Thắp sáng đường quê” đã mang lại hiệu quả thiết thực trong đời sống và sinh hoạt của thanh thiếu nhi, đoàn viên thanh niên và nhân dân trên địa bàn xã, góp phần vào việc hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại địa phương, đảm bảo an toàn giao thông tại địa bàn. Mô hình được đông đảo đoàn viên thanh niên và nhân dân tích cực hưởng ứng.
3. Mô hình “ Trồng sen kết hợp nuôi cá” của Hội nông dân
Mô hình “trồng sen kết hợp nuôi cá” được thực hiện năm 2019, ban đầu có 3 hộ liên kết thực hiện ở 02 địa bàn (thôn Châu Khê: 2 ha, thôn Bình Trúc 2 ha), năm 2020 đã cho thu hoạch, bước đầu có kết quả.
Để nâng cao giá trị gia tăng trên lĩnh vực trồng trọt nói chung, mô hình “Dân vận khéo” nói riêng và theo chủ trương của xã về “khuyến khích nông dân trồng sen kết hợp nuôi trồng thủy sản đối với diện tích sản xuất không hiệu quả dọc sông Trường Giang theo quy hoạch để phát triển kinh tế”. Đề nghị Đảng ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các ngành liên quan có giải pháp để hướng dẫn người dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Mô hình Trồng sen két hợp nuôi cá
4. Mô hình “Tiếng loa an ninh” của Ban Công An xã
Với chức năng, nhiệm vụ được giao, công an xã đã xây dựng kế hoạch, tổ chức triểu khai trên toàn địa bàn xã 02 mô hình “Tiếng loa an ninh” và mô hình “Tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù”. Qua 04 năm xây dựng đến nay đã phát huy được những hiệu quả nhất định như: Đẩy mạnh việc tuyên truyền phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn xã. Phổ biến đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến đông đảo người dân trên địa bàn. Thông báo về tình hình an ninh trật tự, nhắc nhở người dân cảnh giác với tình trạng trộm cắp, cướp giật tài sản, qua đó nâng cao ý thức cho người dân trong việc giữ gìn tài sản, tập dần thói quen khóa cửa cẩn thận trước khi đi ngủ, mở đèn thắp sáng trước nhà để đề phòng trộm cắp. Nhờ đó trong năm qua tình hình tội phạm trên địa bàn đã giảm rõ rệt.
5. Về mô hình “Tái hòa nhập cộng đồng” của Ban Công An xã
Thông qua mô hình, Công an xã cũng có cơ sở để tham mưu cho các cấp chính quyền địa phương, các ban ngàng đoàn thể cùng chung tay giúp đỡ những người chấp hành xong án phạt tù tái HNCĐ về cả tinh thần, vật chất, sớm ổn định cuộc sống ngay từ ngày đầu về địa phương; quan tâm tạo điều kiện cho vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội, vận động cơ quan, doanh nghiệp tạo việc làm cho người CHXAPT về địa phương được vay vốn để lao động sản xuất.
6. Hội Cựu chiến binh với mô hình “ Trồng cây dược liệu - Cây tràm”.
Sau khi đăng ký thực hiện mô hình dân vận khéo, hội đã xây dựng kế hoạch bước đầu vận động xây dựng tại chi hội thôn Tiên Đõa với 5 thành viên tham gia. Qua 6 tháng triển khai thực hiện, mô hình trồng cây Tràm để tinh chiết dầu Tràm bước đầu cơ bản phát triển ổn định.
Mô hình: Trồng cây dượt liệu
7. Mô hình “Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc” của Hội Phụ Nữ xã
Sau khi đăng ký thực hiện mô hình dân vận khéo, hội đã xây dựng kế hoạch, tổ chức triểu khai, tuyên truyền vận động cán bôi hội viên tham gia. Bước đầu vận động xây dựng tại chi hội thôn Tây Giang với 30 cặp vợ chồng tham gia. Qua 17 năm xây dựng có nhiều thành viên đã qua đời, nhiều thành viên không đảm bảo điều kiện sinh hoạt hàng tháng do làm nghề cá ban đêm nên xin ra khỏi Câu Lạc Bộ. Hiện nay có 24 cặp vợi chồng tham gia sinh hoạt.
8 .Mô hình“ 5 không 3 sạch” của Hội Phụ Nữ xã
Mô hình 5 không 3 sạch toàn diện gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao do Hội LHPN xã phát động. Mục đích để tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Tuyên truyền, vận động 100% hộ gia đình hội viên, phụ nữ và người dân thực hiện đạt các tiêu chí gia đình 5 không 3 sạch gắn với thực hiện các tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu trên địa bàn xã, kết hợp vận động hội viên xây dựng tuyến đường sáng, xanh, sạch đẹp kiểu mẫu. Đối với mô hình có 596 hội viên tham gia. Hội Phụ nữ xã tiếp tục nâng chất mô hình, triển khai thực hiện tốt trogn thười gian đến.
Ảnh: Phụ nữ ra quân làm vệ sinh môi trường
9. Mô hình “Chi hội phụ nữ kiểu mẫu” của Hội Phụ Nữ xã
Mô hình "Chi hội PN mẫu" do Hội LHPN xã phát động. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội nhằm thực hiện tốt mục tiêu xây dựng tổ chức Hội vững mạnh theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc đề ra. Hội đã tập trung triển khai thực hiện tốt 5 tiêu chí xây dựng mô hình Chi hội PN mẫu đó là: Sinh hoạt định kỳ 3 tháng/lần, nộidung sinh hoạt phong phú, kỹ năng điều hành sinh hoạt tốt; 80% trở lên hội viên tham gia sinh hoạt thường xuyên; tỷ lệ hội viên nòng cốt đạt 20%; 85% trở lên gia đình hội viên đạt 8 tiêu chí gia đình "5 không, 3 sạch"; 100% hội viên đóng hội phí và được phát thẻ hội viên; có mô hình hoạt động sáng tạo. Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 369 chi hội PN mẫu (đạt 123% so với chỉ tiêu đề ra), 227.710 hội viên, có 51.280 hội viên nòng cốt). Thông qua hoạt động xây dựng mô hình "Chi hội PN mẫu" và "Chi hội PN giúp chi hội PN", chị em đã xây dựng được nhiều mô hình sáng tạo như: tổ phụ nữ tiết kiệm, tổ phụ nữ vườn xanh ngõ đẹp, tổ phụ nữ "5 không, 3 sạch", tổ phụ nữ "nuôi con khỏe, dạy con ngoan"... chất lượng sinh hoạt chi hội từng bước được nâng cao, hiệu quả hoạt động Hội ngày càng được đổi mới, đời sống hội viên ngày càng được cải thiện, thu hút ngày càng nhiều hội viên tham gia tổ chức Hội.
Ảnh: Phụ nữ trao giỏ nhựa cho hội viên
10. Mô hình ““Lớp học xanh, trường học đẹp” của chi bộ trường tiểu học Trần Phú
Đầu năm nhà trường đã xây dựng kế hoạch và triển khai phong trào “Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp” đến toàn thể đảng viên, đoàn thể, CB-GV-NV và HS trong nhà trường để mỗi đoàn thể, mỗi cá nhân đều có ý thức, hành vi và thói quen giữ gìn vệ sinh trường lớp; tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh … làm cho trường lớp ngày càng xanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn.Thông qua các buổi chào cờ đầu tuần, chương trình ngoại khoá về môi trường, các buổi lao động,… nhằm tuyên truyền và giáo dục sâu rộng trong học sinh, tạo cho các em có ý thức trong việc giữ vệ sinh, phân loại rác đúng quy định; tích cực trong việc trồng, bảo vệ và chăm sóc cây xanh, bồn hoa để các em ngày càng nhận thức được cây xanh như là “lá phổi sống” hàng ngày của mỗi người.
Ảnh: Thầy và trò tổ chức trồng cây trong dịp tết Nguyên Đán Không gian thư viện xanh
11. Mô hình “Nuôi bò vỗ béo” của chi bộ thôn Tây Giang
Sau khi đăng ký thực hiện mô hình dân vận khéo, Chi bộ đã xây dựng kế hoạch, tổ chức triểu khai, tuyên truyền vận động các chi hội tham gia. Bước đầu vận động xây dựng tại các hộ dân với 10 hộ tham gia. Qua gần một năm xây dựng và thực hiện đến nay đã có kết quả tốt, đàn bò phát triển bình thường, số lượng đảm bảo.
(Ảnh: Mô hình chăn nuôi bò của anh Trịnh Thanh Hùng)
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, phong trào thi đua “Dân vận khéo” vẫn còn hạn chế, như phong trào chưa được thực hiện rộng khắp trong các lĩnh vực đời sống xã hội; các điển hình “Dân vận khéo” trong các cơ quan nhà nước, trong doanh nghiệp, hợp tác xã, xây dựng hệ thống chính trị còn ít; việc nhân rộng các mô hình, điển hình chưa đạt yêu cầu như mong muốn. Một số cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu chưa nhận thức đầy đủ, chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; công tác phối, kết hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể ở một số nơi chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, còn hình thức.
Qua thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã cho thấy, việc nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, nhất là người đứng đầu hiểu được hiệu quả mang lại từ phong trào “Dân vận khéo”. Từ đó, định hướng rõ nội dung trọng tâm trong từng giai đoạn, từng loại hình, từng địa phương, đơn vị phải thực sự hướng đến lợi ích hợp pháp, chính đáng, thiết thực của người dân, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Để tiếp tục thực hiện tốt phong trào thi đua, xây dựng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” chúng ta cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm:
Một là, tiếp tục nâng cao nhận thức về công tác dân vận, về phong trào thi đua “Dân vận khéo” nhằm tạo sự chuyển biến thực chất trong quan hệ giữa Đảng với nhân dân, xác định phong trào thi đua “Dân vận khéo” là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị. Tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng phong trào gắn với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị.
Hai là, xác định nội dung trọng tâm phong trào thi đua “Dân vận khéo” phù hợp với điều kiện từng địa bàn, từng đối tượng. Chú trọng Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững gắn các phong trào thi đua của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
Ba là, hệ thống công tác dân vận tăng cường nghiên cứu, tham mưu cho cấp ủy đảng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt hơn phong trào thi đua “Dân vận khéo” phải định hướng, hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng mô hình, điển hình; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, định kỳ sơ kết, tổng kết, khen thưởng kịp thời và có giải pháp để nhân rộng mô hình, điển hình “Dân vận khéo” có hiệu quả.
Từ thực tiễn phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong nhiều năm qua có thể khẳng định đây là một chủ trương đúng đắn, một phong trào thiết thực, hiệu quả, hợp lòng dân, được đông đảo đoàn viên, hội viên và nhân dân hưởng ứng, tham gia, góp phần quan trọng vào ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh./.