Có được kết quả đó là do thời gian qua, địa phương đã chủ động, tích cực phối hợp tham mưu, hướng dẫn, triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo đồng bộ và hiệu quả. Các phong trào thực hiện công tác giảm nghèo thu hút đông đảo sự quan tâm, giúp đỡ của cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp và tổ chức xã hội với hàng tỷ đồng hỗ trợ giảm nghèo, đặc biệt là sự đóng góp, chung tay của người dân tại cộng đồng dân cư nơi sinh sống, cá nhân hộ nghèo, cận nghèo tự thân vươn lên thoát nghèo đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. Chỉ tính riêng năm 2021 UBMTTQ Việt Nam xã và các thành viên của mặt trận đã hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo: Sửa chữa làm mới 6 nhà cho hộ nghèo với số tiền 190 triệu đồng từ nguồn quỹ người; trao phương tiện sinh kế với tổng kinh phí 50 triệu đồng; giúp hơn 200 ngày công..
Ngoài ra Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thăng Bình đã thực hiện hỗ trợ vốn vay ưu đãi để người dân vay vốn xóa nhà tạm, vốn hỗ trợ học sinh, sinh viên; xây dựng công trình vệ sinh; xuất khẩu lao động; phát triển sản xuất... với số tiền hơn 900 tỷ đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được vay vốn sản xuất, tăng thu nhập; giúp học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội vươn lên trong học tập.
Nhà nước hỗ trợ cấp Thẻ bảo hiểm y tế theo quy định để giúp người nghèo, cận nghèo thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có điều kiện tiếp cận các dịch vụ y tế tốt hơn, góp phần giảm bớt khó khăn cho bản thân và gia đình.
Mặt khác, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói chung và lao động nghèo, cận nghèo nói riêng được triển khai tương đối đồng bộ, có chiều hướng chuyển biến tích cực. Lao động sau khi học nghề có việc làm mới, tăng năng suất lao động, thu nhập và chuyển dịch cơ cấu lao động; lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia xuất khẩu lao động có việc làm ổn định, tăng thu nhập cho gia đình, góp phần giảm nghèo bền vững.
UBMTTQVN, các đoàn thể chính trị - xã hội phối hợp UBND xã tổ chức đối thoại hộ nghèo, cận nghèo
Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội đã tổ chức đối thoại, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước cho người nghèo, cận nghèo để các đối tượng dễ tiếp cận. Các đoàn thể thực hiện phương án hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ trao sinh kế, giúp ngày công… và nhân rộng mô hình giảm nghèo. Thực hiện các mô hình như: chăn nuôi gà, bò sinh sản, bò vỗ béo, trồng sen kết hợp nuôi cá, trồng cây dượt liệu… cho hội, đoàn viên để họ thụ hưởng nhằm phát triển sản xuất, sinh kế, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững.
Tuy nhiên, việc huy động vốn đầu tư phát triển của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn chủ yếu dựa vào ngân sách huyện, nguồn huy động tại cộng đồng và bản thân tự lực của người nghèo còn hạn chế. Một số người dân còn mong chờ sự hỗ trợ của Nhà nước vẫn còn nhiều hộ dân mong muốn được đứng trong danh sách hộ nghèo để thụ hưởng chính sách, chưa thực sự vươn lên thoát nghèo bền vững. Do tình hình dịch bệnh Covid-19, hiện nay số lao động đang gặp khó khăn về kinh tế do nhiều tháng không có việc làm, cạn kiệt nguồn tiết kiệm, có nguy cơ làm tăng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn.
Năm 2022 toàn xã có 64 hộ nghèo, 33 hộ cận nghèo, theo Nghị quyết của Đảng bộ đề ra phấn đấu giảm từ 1 đến 2 hộ nghèo, và 2 đến 3 hộ cận nghèo. Để hoàn thành chỉ tiêu đề ra, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, UBND, UBMTTQ xã, sự tham gia của người dân để thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững Mặt trận, các đoàn thể tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân bằng nhiều hình thức phù hợp với trình độ tiếp cận hiệu quả, nêu cao ý thức trách nhiệm của bản thân người nghèo, hộ nghèo, khơi dậy ý chí tự lực vượt khó, chăm chỉ làm việc vươn lên thoát nghèo bền vững; kịp thời nêu gương, động viên và khen thưởng những hộ có cách làm tốt, đăng ký thoát nghèo bền vững, cá nhân, tập thể, doanh nghiệp có đóng góp lớn cho công tác giảm nghèo, đồng thời phê phán trường hợp lợi dụng chính sách, chây ỳ trong lao động sản xuất; xây dựng phong trào đăng ký thoát nghèo bền vững trong Nhân dân.
Bên canh đó UBND, mặt trận và các đoàn thể xã khảo sát đúng, phù hợp thực trạng đời sống hộ nghèo, hộ cận nghèo; rà soát phân tích, phân loại hộ nghèo cụ thể theo nhóm nguyên nhân nghèo, từ đó đề ra giải pháp hỗ trợ giảm nghèo phù hợp cho từng nhóm hộ nghèo; thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách của Nhà nước đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo; tăng cường huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập và tăng cường tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; tiếp tục thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách của Nhà nước cho hộ nghèo, cận nghèo; huy động nguồn lực để hỗ trợ hộ nghèo đang gặp khó khăn về nhà ở, đảm bảo mức tối thiểu về diện tích, chất lượng nhà ở theo quy định; hỗ trợ tiếp cận về nước sạch và vệ sinh môi trường. Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội xây dựng kế hoạch, chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo học nghề, vay vốn, giải quyết việc làm tại chổ tăng thu nhập, cải thiện đời sống, giúp hộ nghèo, cận nghèo vươn lên thoát nghèo; tiếp tục nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các ngành, xã hội, cán bộ, công chức và lao động nông thôn về tầm quan trọng của lao động có đào tạo, có tay nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm, tham gia xuất khẩu lao động. Phát huy có hiệu quả cộng đồng dân cư để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo về tiếp cận các dịch vụ cơ bản giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn xã./.